Loading...

Blog

Đánh giá năng lực nhân viên cùng Workit
  • 20/02/2023
  • Tin Workit

Đánh giá năng lực nhân viên cùng Workit

Nhiều nhà quản trị đau đầu vì không nắm bắt được hiệu quả công việc của nhân viên và cũng không hiểu rõ cách thức để làm điều đó. Liệu nhân viên trong công ty có làm việc đúng thời hạn, hoàn thành các mục tiêu trong công việc?

Các nhà quản trị vui mừng khi công ty hoàn thành được những mục tiêu đề ra trong tháng, quý và năm. Tuy nhiên, một thực trạng là liệu thành quả đó có đến từ sự cố gắng của một vài thành viên hay là cả một tập thể. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc quản trị nhân sự, nếu bắt một nhân viên “ăn một bát cháo chạy ba quãng đồng ” thì nhân sự của công ty cũng sẽ thiếu những người tài năng.

 

 

 

Tuy nhiên, ngẫm nghĩ lại, sự thật là nguyên nhân khách quan xuất phát từ hai phía, và dù có lý do gì đi nữa từ phía nhân viên thì doanh nghiệp cũng nên có những giải pháp nỗ lực để giảm thiểu tối đa rủi ro này với nguyên nhân từ phía mình.

 

Những lí do dẫn đến tình trạng “kẻ làm ít, kẻ làm nhiều”


Hiện trạng người nhiều việc kẻ ít việc trong một tập thể xưa nay là điều không hiếm và vì đâu tình trạng đó lại phổ biến như vậy.

 

  • Thiếu bảng mô tả công việc: trên thực tế, hầu hết các doanh nghiệp chưa có một bảng mô tả công việc cụ thể, hoặc nếu có, thì các công việc đảm nhận của nhân viên lệch khá nhiều so với công việc mô tả ban đầu.

 

  • Thiếu sự kiểm soát và báo cáo: bảng báo cáo được xem là một công cụ cần thiết cho các doanh nghiệp, đặc biệt là nhà quản trị để nắm bắt tình hình thực tế của nhân viên. Tuy nhiên, nhiều công ty lại thiếu đi thao tác này, hoặc bảng báo cáo chưa đúng, chưa bám sát, tạo điều kiện cho những nhân viên “biếng làm” luồng lách và trốn việc.

 

  • Quy trình bàn giao công việc chưa thực sự rõ ràng: một nguyên nhân khác đến từ việc, bàn giao công việc nhưng không có ghi nhận, dẫn đến việc bị “quên” công việc của nhiều nhân viên và dẫn đến sự ùng tắc. Ngoài ra, công việc được bàn giao cũng chưa chỉ định đích thị người thực hiện, và dễ dàng tạo ra việc người nhiều việc, kẻ ngồi chơi.

 

Đánh giá năng lực nhân viên là “vũ khí” quản trị cho doanh nghiệp

  • Đánh giá đúng năng lực nhân viên giúp doanh nghiệp thanh lọc những kẻ biếng làm: Nhờ đánh giá chính xác năng lực của họ, nhà quản trị chọn được những cá nhân phù hợp nhất với tổ chức, hạn chế nghỉ việc sớm do những lý do bất cập.

 

  • Đánh giá đúng năng lực nhân viên giúp doanh nghiệp có lộ trình đào tạo nhân sự hợp lý: Đào tạo nhân sự cũng là một vấn đề rất đáng quan tâm trong doanh nghiệp. Khi biết năng lực của người lao động đến đâu, việc vạch ra lộ trình để họ phát triển hết khả năng, thăng tiến để cống hiến hết mình cho doanh nghiệp trở nên đơn giản hơn. Đối với nhân sự, khi được doanh nghiệp tạo điều kiện phát triển lộ trình sự nghiệp, với nguồn động lực này, sẽ không có nhiều lý do để họ nghĩ đến nghỉ việc.

 

  • Đánh giá đúng năng lực ứng viên tạo tiền đề phát triển cho sự phát triển doanh nghiệp: Thấu hiểu năng lực nhân viên giúp cho nhà quản trị có thể định hướng và phát triển nhân viên ở những vị trí cao hơn. Ngoài ra, việc đánh giá này còn là một tiền đề cho doanh nghiệp biết được một nhân viên sẽ giỏi hay dỡ ở những điểm nào từ đó có những điều chỉnh phù hợp trong tác quản trị.

 

2 bước đánh giá năng lực nhân viên

 

 

Để đánh giá nhân viên đúng phải có một tư duy đúng: làm sao quy trình đánh giá và công cụ đánh giá phải trung thực, khách quan, phản ánh đúng nhất thực tế năng lực nhân viên. Để làm được điều này, không có cách nào khác là doanh nghiệp phải thật sự chăm chút cho tất cả các bước.

 

  • Bước 1: Xây dựng chân dung nhân viên

 

Chân dung nhân viên là một bản mô tả chi tiết nhân viên đúng nhất với vị trí họ đang đảm nhận. Xây dựng chân dung nhân viên hay xây dựng tiêu chí đánh giá là bước nền tảng, tiền đề cho các bước tiếp theo.

 

  • Bước 2: Đánh giá theo giai đoạn và các tiêu chí cần quan tâm

 

Để đánh giá toàn diện một nhân viên, doanh nghiệp cần phải thực hiện theo các tiêu chí cụ thể kèm theo đó là thời gian đánh giá bao gồm:

 

-       Đánh giá theo tác phong làm việc

-       Đánh giá theo năng suất làm việc (số lượng công việc đảm nhận)

-       Đánh giá theo kết quả công việc (kết quả đạt được có thoả mãn nhu cầu của cấp quản lí hay không)

 

Workit và những tính năng hổ trợ đánh giá nhân viên

 

Workit với hệ thống tính năng về quản lý công việc và quản lý hành trình nhân sự sẽ là công cụ đắc lực cho mọi nhà quản lý trong quá trình đánh giá nhân viên và phát triển nhân sự. Việc thống kê số lượng công việc của mỗi cá nhân, tập thể cùng với những báo cáo tình trạng, hiệu quả rõ ràng sẽ giúp nhàn quản lý có cái nhìn khách quan hơn. 

 

Đặc biệt hơn, trên nền tảng Workit, mỗi công việc đều có thông tin cụ thể về vai trò của mỗi thành viên tham gia, và đính kèm kết quả cụ thể cho phép nhà quản lý theo dõi, giám sát hiệu quả công việc một cách rõ ràng và chính xác hơn. 

 

Tạm kết

 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc nhà quản lý gặp khó khăn trong quá trình đánh giá nhân viên của mình, thế nên một nền tảng số như Workit vừa hỗ trợ đánh giá nhân viên, vừa giúp nhân viên quản lý công việc một cách tốt hơn chính là giải pháp tốt cho nhà quản lý trong hành trình đánh giá nhân viên và đề ra những phương pháp phát triển nhân sự.