Loading...

Blog

SaaS là gì? Ưu nhược điểm của mô hình SaaS?
  • 02/06/2023
  • Tin công nghệ

SaaS là gì? Ưu nhược điểm của mô hình SaaS?

Thị trường SaaS đang dần phủ sóng và trở thành xu hướng trong ngành công nghệ phần mềm, đóng góp vào hành trình phát triển các giải pháp số từ những doanh nghiệp phát triển các sản phẩm đơn lẻ cho đến những gã khổng lồ trên nền tảng đám mây. Vậy SaaS là gì và hoạt động như thế nào?

SaaS là gì? 

 

SaaS (Software as a Service) là một mô hình phân phối dịch vụ ứng dụng phần mềm trong đó các nhà cung cấp sử dụng điện toán đám mây để lưu trữ dữ liệu và cung cấp cho người dùng cuối thông qua internet. SaaS là một trong ba loại chính của điện toán đám mây, bên cạnh cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ ( IaaS ) và nền tảng dưới dạng dịch vụ ( PaaS), tuy nhiên khác với hai mô hình còn lại, SaaS có thể ứng dụng cho cả tổ chức và cá nhân. 


Mô hình SaaS hoạt động như thế nào? 

 

Phương thức hoạt động của SaaS


Trách nhiệm và nhiệm vụ của các bên liên quan

Với SaaS, các nhà cung cấp dịch vụ đám mây sẽ chịu trách nhiệm quản lý môi trường đám mây, còn các nhà cung cấp dịch vụ SaaS sẽ đảm nhận tất cả các bản sửa lỗi, cập nhật cho các nền tảng ứng dụng của họ. 

 

Các công ty cung cấp dịch vụ SaaS không cần thực hiện các nhiệm vụ thiết lập và bảo trì cho từng khách hàng, thay vào đó họ sẽ xây dựng một hoặc nhiều bộ giải pháp và cấp quyền truy cập cho người dùng khi đăng ký sử dụng. 


Thiết bị truy cập

Nền tảng SaaS có thể truy cập được trên bất kỳ thiết bị nào có kết nối internet, thông thường người dùng cuối (end user) sẽ truy cập thông qua trình duyệt web trên máy tính hoặc di động. 


Mã nguồn

Khác với các mô hình truyền thống, mã nguồn của nền tảng SaaS là giống nhau đối với tất cả khách hàng và khi các nhà cung cấp cập nhật tính năng hoặc các chức năng mới, chúng sẽ được triển khai cho tất cả khách hàng. 


Những ưu điểm và nhược điểm của mô hình SaaS


Ưu điểm của SaaS

Bằng việc hoạt động trên điện toán đám mây, người dùng cuối chỉ cần một tài khoản và một thiết bị kết nối với internet để truy cập sử dụng, đồng nghĩa với việc các chi phí như cài đặt, chạy ứng dụng, chi phí mua phần cứng, chi phí cấp phép, hỗ trợ,... đều loại bỏ. Ngoài việc tối ưu hóa chi phí ứng dụng, mô hình SaaS còn mang lại nhiều lợi ích như: 


  • Dễ dàng mở rộng: Việc các nhà cung cấp xây dựng sẵn một hoặc nhiều bộ giải pháp và cấp quyền truy cập cho người dùng cuối theo nhu cầu cũng là cơ sở cho những hoạt động mở rộng tính năng, tăng số lượng người dùng một cách dễ dàng hơn. 


  • Cập nhật nhanh chóng: Mô hình SaaS sử dụng mã nguồn giống nhau cho tất cả khách hàng, vậy nên khi nhà cung cấp cập nhật và nâng cấp phần mềm, tất cả khách hàng cũng sẽ được cập nhật và nâng cấp tự động. 


  • Linh hoạt: Người dùng SaaS có thể truy cập nền tảng bằng mọi thiết bị điện tử có kết nối internet, vậy nên chúng cho phép mọi người có thể truy cập mọi lúc, mọi nơi, trên mọi thiết bị. 


  • Dễ dàng tích hợp: Nền tảng SaaS thường dễ dàng tùy chỉnh và tích hợp với các nền tảng SaaS khác để hỗ trợ công tác vận hành và kinh doanh một cách tốt hơn. 


Nhược điểm của mô hình SaaS

Song song với những ưu điểm đầy tính tiện lợi, hiệu quả và tối ưu chi phí, việc ứng dụng SaaS cũng mang đến nhiều bất lợi như: 


  • Phụ thuộc vào nhà cung cấp: Chính bởi, các bộ giải pháp được phát triển chung cho tất cả khách hàng, vậy nên khi những phát sinh không mong muốn làm gián đoạn dịch vụ của nhà cung cấp hay những thay đổi không phù hợp cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khách hàng.


  • Khách hàng mất quyền kiểm soát về tính cập nhật và phiên bản: Với mô hình SaaS, khi nhà cung cấp nâng cấp phiên bản, tất cả khách hàng đều buộc phải nâng cấp theo cho dù có muốn sử dụng phiên bản mới hay không. 


Các phương pháp bảo mật SaaS

 

Các phương pháp bảo mật SaaS

 

Khác với những rủi ro an ninh mạng của những mô hình phần mềm truyền thống, các vấn đề của mô hình SaaS liên quan đến quyền riêng tư và an toàn dữ liệu người dùng. Các phương pháp bảo mật trên nền tảng SaaS có thể kể đến như: 


  • Mã hóa dữ liệu.

  • Đảm bảo về quyền riêng tư và bảo mật. 

  • Giáo dục khách hàng về trách nhiệm bảo mật của mỗi bên.

  • Sao lưu dữ liệu người dùng. 

  • Yêu cầu một mật khẩu mạnh để có thể truy cập. 


Những loại giải pháp SaaS được ứng dụng phổ biến

 

Mô hình SaaS đang dần thay thế những mô hình công nghệ truyền thống nhờ chi phí tối ưu và tính tiện lợi của chúng, những giải pháp SaaS cũng đa dạng về lĩnh vực và tính ứng dụng, cùng Workit điểm qua những giải pháp SaaS phổ biến nhất hiện nay nhé: 


  1. SaaS về kế toán

  2. Hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM)

  3. Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) 

  4. Nền tảng quản lý công việc, dự án 

  5. Nền tảng truyền thông 

  6. Hệ thống quản lý nhân sự

  7. Nền tảng thanh toán SaaS 

  8. Hệ thống quản lý nội dung (CMS)


Workit và Hệ sinh thái SaaS 


Bộ giải pháp Workit

Sau nhiều năm phát triển phần mềm truyền thống, năm 2019 Workit chính thức chuyển đổi sang mô hình SaaS với hệ thống phân hệ đa dạng bao gồm Văn phòng số, Kế toán,Nhân sự, Kinh doanh, Sản xuất, Kho, Mua hàng và Hệ thống báo cáo trực quan Workit-BI

 

 

Bộ giải pháp SaaS của Workit 


Đặc tính 

Với đặc tính là một nền tảng SaaS, ngoài việc xây dựng bộ giải pháp đa dạng, dễ dàng nâng cấp, mở rộng và linh hoạt trong quá trình sử dụng. Workit cũng hướng tới sứ mệnh giúp doanh nghiệp gia tăng hiệu quả kinh doanh và vận hành thông qua hoạt động hỗ trợ tích hợp với những nền tảng khác. 

 

Cách thức hoạt động

Tương tự như các nền tảng SaaS khác, người dùng chỉ cần trả phí để kích hoạt và sử dụng tài khoản mà không cần quá trình thiết lập, cài đặt riêng trên máy tính. Người dùng cuối có thể linh hoạt truy cập trên mọi thiết bị có kết nối internet. 


Hỗ trợ trải nghiệm 21 ngày với đầy đủ tính năng

Để khách hàng có một cái nhìn tổng quan hơn về Hệ sinh thái Workit cũng như cách thức vận hành một doanh nghiệp trên nền tảng số, Workit hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký dùng thử 21 ngày và có nhân viên tư vấn 1:1. 


>> Đăng ký demo miễn phí để trải nghiệm ngay các giải pháp giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả vượt trội từ Workit?