Loading...

Blog

Số hóa quy trình - bước đệm cho chuyển đổi số tại doanh nghiệp
  • 13/02/2023
  • Chia sẻ kiến thức

Số hóa quy trình - bước đệm cho chuyển đổi số tại doanh nghiệp

Quy trình được xem là nền tảng cho sự phát triển của doanh nghiệp . Tuy nhiên, với thực trạng hiện nay, nhiều doanh nghiệp đang rơi vào tình trạng “dỡ khóc dỡ cười” với quy trình hiện tại nếu không có sự hỗ trợ của giải pháp công nghệ.

Đối mặt với đại dịch Covid 19, nhiều doanh nghiệp đang gặp phải những bất cập trong quy trình quản lý tại doanh nghiệp – vì đa phần các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam thường quản lý thủ công và sẽ sửa khi gặp những đề. Với thực trạng này, nhiều doanh nghiệp đang gặp phải tình trạng “quy trình chấp vá”. Chính vì vậy, số hoá quy trình là đìều bắt buộc phải có nếu doanh nghiệp muốn hoạt động hiệu quả trong giai đoạn bình thường mới như hiện nay. Một doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi chưa số hoá quy trình


-        Không kiểm soát được công việc của nhân viên

Đây là vấn đề mà nhiều doanh nghiệp đang gặp phải, hiện nay tại các doanh nghiệp, các nhà quản lý thường tiêu tốn khá nhiều thời gian để giải quyết các công việc, vì vậy việc quản lý nội bộ sẽ không được kiểm soát hiệu quả, điều này dẫn đến việc nhiều nhân viên rơi vào tình trạng “nhàn rỗi”. Từ đó, sẽ kéo lùi sự phát triển của doanh nghiệp.

-        Tạo tính trách nhiệm cho nhân viên và loại trừ vấn nạn “quên việc” tại doanh nghiệp

Với mô hình giao việc thủ công, các doanh nghiệp thường sử dụng các nhóm trò chuyện trên các ứng dụng để giao việc, điều này dẫn đến tình trạng bị quên việc của nhiều nhân viên, một phần là do phải giải quyết quá nhiều công việc, còn phần khác là có cơ hội để nhân viên có cớ quên việc. Chính vì vậy, điều cấp bách hiện nay là doanh nghiệp cần phải sử dụng các giải pháp công nghệ để giao việc và thống kê quá trình thực hiện của nhân viên.

-        Vận hành quy trình quản lý doanh nghiệp không hiệu quả và không có tính thực tiễn

Các doanh nghiệp hiện nay thường phải rơi vào tình trạng quy trình quản lý rờm rà, bởi sự chấp vá quá nhiều của mô hình quản lý truyền thống. Bên cạnh đó, thông qua đợt dịch vừa qua, các doanh nghiệp Việt phải nhìn nhận lại tính thực tiễn của quy trình hiện tại, rõ ràng khi dịch xảy ra các nhà quản lý đau đầu vì việc giao việc, kiểm soát công việc của nhân viên trong thời gian giản cách xã hội. Nhiều doanh nghiệp hoàn toàn mù mờ hoặc rối rắm trong giai đoạn dịch vừa qua. Có nhiều doanh nghiệp kiểm soát nhân viên bằng việc giao việc qua các nhóm trò chuyện nhưng không thống kê, và cũng không nhận được kết quả báo cáo. Một số doanh nghiệp khác có được những nhân viên chuyên cần, tuy nhiên, dữ liệu hoàn toàn lưu tại công ty và khi làm việc gặp rất nhiều khó khăn. 

Đứng trước bài toán đó, nhà quản trị cần có một phương thức xây dựng và tối ưu hóa quy trình trong doanh nghiệp. Để số hoá quy trình thành công, doanh nghiệp cần phải xác định rõ hai vấn đề:

Chuẩn hoá quy trình nội bộ: bao gồm các công việc con lặp đi lặp lại có sự liên kết chặt chẽ do các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp cùng tham gia thực hiện để đạt được mục tiêu đề ra từ trướcViệc xây dựng quy trình trong doanh nghiệp là công việc tương đối mất thời gian, đòi hỏi nhiều kiến thức cũng như kỹ năng. Tuy nhiên, đây là yêu cầu gần như bắt buộc phải có nếu doanh nghiệp muốn đi vững, bước xa.

Số hoá: được hiểu như việc xây dựng và quản lý chuẩn mực bằng số hóa và từ đó tạo nền tảng cho nhà quản lý có thể kiểm soát được các hoạt động của doanh nghiệp. Để số hoá thành công, doanh nghiệp cần chọn những doanh nghiệp phần mềm cung cấp về Eoffice (Văn phòng số).

Vậy để một doanh nghiệp có thể quản lý hiệu quả, số hóa là điều cần thiết, hiện nay trên thị trường có rất nhiều ứng dụng để hỗ trợ doanh nghiệp trong vấn đề số hóa doanh nghiệp, trong đó có Workit-Eoffice được phát triển trên tảng quản trị và chuyển đổi số toàn diện Workit thường được nhiều doanh nghiệp chọn lựa bởi ưu thế về kinh nghiệm và công nghệ. Hiện nay, Workit đang được nhiều các doanh nghiệp tin tưởng và sử dụng như Thaco, Tân Thanh, Bamboo Capital, Hà Đô ....